7 Kinh nghiệm niềng răng bạn cần lưu ý

0
Bạn đang có ý định niềng răng để sở hữu hàm răng đều đẹp, vậy thì đây là bài viết bạn không nên bỏ qua. Tiin360 sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm niềng răng quan trọng, hữu ích nhất định bạn phải lưu ý.

Niềng răng là gì?

Niềng răng có thể hiểu đơn giản là sử dụng dụng cụ để niềng, co kéo hoặc dãn hàm răng về đúng khớp, mang lại cho bạn hàm răng đều đẹp và nụ cười tỏa nắng.

Vai trò của niềng răng

Niềng răng không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ cho những bạn bị răng hô, răng móm. Mà đây còn là giải pháp giúp khắc phục các vấn đề về răng như lệch hàm, lệch khớp cắn, mất răng…vv.

7 Kinh nghiệm niềng răng bạn cần lưu ý

Ai nên niềng răng, bao nhiêu tuổi có thể niềng răng?

Đa số những người có nhu cầu niềng răng thường là vì có răng khểnh, hàm răng nhỏ mà răng to chen chúc nhau, hàm răng bị hô, móm, răng mọc lệch, thưa hoặc bị mất răng. Lúc này lựa chọn dịch vụ niềng răng sẽ giúp bạn có được hàm răng đều thẳng đẹp. Đặc biệt, niềng răng không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn giúp khắc phục được tình trạng lệch khớp cắn, móm, hô…vv.

Niềng răng ở độ tuổi nào?

Độ tuổi niềng răng được các bác sĩ nha khoa khuyến cáo là từ 12-16 tuổi. Trong đó, độ tuổi dưới 12 sẽ được đeo niềng trainer. Niềng răng trong độ tuổi lý tưởng sẽ giúp mang lại kết quả nhanh, ít chi phí và phí duy trì được tiết kiệm tối đa. Tuy nhiên, dù bạn đã lớn tuổi (ngoài 30 tuổi trở lên) bạn vẫn có thể niềng răng. Tuy nhiên, bạn sẽ phải kiên trì vì độ tuổi càng cao thì kết quả niềng răng càng lâu.

Lựa chọn nha khoa niềng răng uy tín

Hiện nay nha khoa niềng răng mọc lên như nấm sau mưa. Nhưng bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn được nha khoa niềng răng chất lượng để  có được kết quả tốt, tránh tiền mất tật mang. Thông thường các nha khoa uy tín sẽ có quy trình thăm khám niềng răng chuyên nghiệp như: Thăm khám xem bạn có bị mắc các vấn đề răng miệng như hư men răng, viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng hay không. Nếu có bạn sẽ được xử lý những vấn đề đó trước khi tiến hành niềng răng. Đối với những trường hợp răng mọc chen chúc có thể bác sĩ nha khoa sẽ phải nhổ bớt răng để đảm bảo niềng răng hiệu quả.

Lựa chọn loại mắc cài niềng răng phù hợp

Hiện tại có các loại mắc cài răng niềng như sau:

Mắc cài kim loại: đây là loại mắc cài đuợc khuyến khích sử dụng nhiều, do tốc độ kéo răng nhanh và bền. Tuy nhiên loại này ít thẩm mỹ hơn cả, vì màu sắc của mắc cài làm cho nụ cười của không “tỏa nắng” mà một màu đen đen, xỉn xỉn. Tuy nhiên hãy tự nhủ trước xấu sau đẹp thì “OK fine”.

Mắc cài sứ: Loại mắc cài sứ nhìn xa xa không có vẻ gì là bạn đang niềng nên về mặt thẩm mỹ tương đối ổn. Tuy nhiên mắc cài nay ít bền, hay bị sút trong quá trình nhai, nên bác sỹ có thể khuyến cáo bạn không nên dùng loại này.

Mắc cài invisalign: loại này trong suốt nên thẩm mỹ và độ chính xác cao, nhưng bù lại chi phí khá đắt, từ 80-100tr. Thông thường các nghệ sỹ hay chọn vì ít ảnh hưởng đến ngoại hình và công việc của họ.

Tùy vào trường hợp cụ thể của bạn mà bạn sẽ trải qua các công đoạn gắn mắc cài 1 hàm, 2 hàm, tách kẽ, nâng khớp cắn.

Sau khi niềng răng bạn sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu. Nhiều trường hợp trong vài ngày đầu phải ăn cháo loãng. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể nấu thức ăn chín nhừ hơn hoặc cắt nhỏ thức ăn để có thể ăn uống dễ dàng hơn.

7 Kinh nghiệm niềng răng bạn cần lưu ý

Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng

Bàn chải đánh răng lông tơ mềm

Bạn thân thiết trong quá trình niềng răng là bàn chải lông tơ, chiếc bàn chải này sẽ giúp bạn nhẹ nhàng đánh được cuối hàm, hoặc không làm đau khi bị nhiệt miệng. Trong suốt quá trình niềng, ngoài sự đau đớn ban đầu do kéo răng, thì bạn có thể bị tình trạng đang nhai xong “phập” vào môi, nên dây cung bập vào đau điếng.

Để giảm tình trạng đau đớn bạn có thể dán sáp niềng lên dây cung, tránh cho môi va vào. Đồng thời  bôi gel chữa nhiệt miệng mua ở tiệm thuốc tây.

Tham khảo: Bàn chải lông tơ

Chỉ nha khoa

Cuộn chỉ nhỏ gọn luôn là bạn thân thiết. Bạn nên dùng chỉ nha khoa ngay cả sau niềng. Chỉ nha khoa giúp lấy thức ăn tốt hơn là tăm và không làm thưa kẽ răng hay tụt nướu răng. Ngoài ra bạn cũng phải dùng chỉ đúng cách, để tránh các mảng bám hình thành ở chân răng.

Tham khảo: Chỉ nha khoa thông dụng

Tăm nước

Một chiếc tăm nước du lịch cầm tay có áp lực mạnh và tác dụng làm sạch rất tốt.

Tham khảo: Top danh sách máy tăm nước được mua nhiều nhất tại:

Trong quá trình niềng, bạn lưu ý là không nên ngậm muối thường xuyên. Vì muối sẽ làm răng chắc hơn và giảm tốc độ di chuyển của răng, làm quá trình niềng mất nhiều thời gian hơn.

Nhiều bạn,  bị hóp má trong trình niềng, mặt dài sọc chả buồn soi gương. Để khắc phục, bạn có thể uống thêm sinh tố hay nước ép trái cây gồm ba loại là táo, cam cà rốt. Loại nước ép này còn có tác dụng tăng sức đề kháng, kích thích sản sinh collagen cho da và giảm tình trạng viêm mũi dị ứng.

7 Kinh nghiệm niềng răng bạn cần lưu ý

Sau niềng răng cần lưu ý gì?

Sau bao ngày chờ đợi thì bác sỹ cũng báo là bạn sắp được tháo mắc cài. Tuy nhiên, việc tháo mắc cài không có nghĩa là kết thúc quá trình niềng răng ngay lập tức.

Tẩy răng sau niềng

Thông thường bạn sẽ được tẩy trắng răng. Bác sỹ sẽ hướng dẫn cách tra thuốc vào máng để đeo vào hàm. Bạn có thể cảm thấy vô cùng ê buốt như bị đau nhức răng.

Lắp hàm duy trì sau niềng răng

Thêm nữa, sau khi tháo niềng, bạn có thể sẽ vẫn được lắp cung kim loại mặt trong và vẫn phải tái khám định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, bạn vẫn phải đeo hàm duy trì vào mỗi tối để chỉnh lại kẽ răng bị thưa sau khi tháo mắc cài. Có trường hợp phải đeo hàm luôn cả ban ngày, chỉ tháo hàm khi ăn thôi.

Đeo hàm duy trì là việc cần làm để tránh răng bị chạy sau khi niềng. Một số người do quên hay lười đeo hàm nên phải niềng lại sau một thời gian. Do vậy, đã tốn công sức niềng răng, thì bạn nên đeo hàm thường xuyên cho “công cuộc đầu tư” nó rốt ráo.

Thăm khám sau niềng răng

Tóm lại, để việc niềng răng hiệu quả và cho kết quả tốt, thì ngoài tay nghề của bác sỹ thì việc thăm khám định kỳ rất quan trọng. Bạn cần tuân theo lịch hẹn của bác sỹ. Điều này giúp bạn đạt kết quả nhanh và không bị trễ các kế hoạch như du học, đinh cư, mang thai v.v.

Trên đây là những lưu ý khi niềng răng nhất định bạn phải biết.

Leave A Reply

Your email address will not be published.