19 Tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể bạn chưa biết

19 Tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể bạn chưa biết

0

Cùng với sự tiến bộ của y học kỹ thuật, thuốc tránh thai ra đời như một cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ khỏi gánh nặng mang thai ngoài ý muốn. Chỉ một viên thuốc nhỏ xíu uống hàng ngày, phụ nữ ngày nay chủ động hơn trong việc kiểm soát sinh đẻ. Nhưng bên cạnh điều tuyệt vời đó, tác dụng phụ của thuốc tránh thai cũng là mối lo ngại hàng đầu của những người sử dụng.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai mà bạn có thể gặp phải được khuyến cáo bởi nhà sản xuất gồm một loạt các triệu chứng như mụn trứng cá, chứng suy tĩnh mạch, cảm giác buồn nôn và luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Để có sự hiểu biết toàn diện về thuốc tránh thai và gạt đi những lo lắng không đáng có, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với Sherry Ross – tiến sĩ sản phụ khoa, chuyên gia sức khỏe phụ nữ tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California.

19 Tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể bạn chưa biết

Dưới đây là 19 tác dụng phụ của thuốc tránh thai mà tiến sĩ Sherry Ross đã tổng kết lại.

Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe phụ nữ

1. Thuốc tránh thai gây tác dụng phụ: Buồn nôn

Mặc dù cảm giác buồn nôn được khuyến cáo chỉ kéo dài từ 1-3 tháng, nhưng một số phụ nữ vẫn cảm thấy buồn nôn trong suốt quá trình dùng thuốc vì cơ thể cần điều chỉnh để phù hợp với lượng estrogen và progestrogen mới. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai này có thể gây cho bạn bất tiện và khó chịu. Để giảm sự mệt mỏi do buồn nôn, tiến sĩ Ross khuyên bạn nên uống thuốc cùng với bữa ăn.

2. Tác dụng phụ thuốc tránh thai khẩn cấp: Đau ngực

Rất tiếc rằng tác dụng phụ của thuốc tránh thai này có thể kéo dài tới 18 tháng. Bạn không còn cách nào khác ngoài việc giảm tối đa việc động chạm tới hai bầu ngực và sử dụng các loại áo lót không gọng mềm mại. Ngoài ra hãy hạn chế các hoạt động thể thao mạnh như bơi lội, chạy, tập gym… để tránh kích thích cơn đau.

3. Tác dụng phụ thuốc tránh thai hàng ngày: Chứng đầy hơi

Những thay đổi của hormone giới tính trong cơ thể có thể dẫn đến việc giữ nước và đầy hơi. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai này có thể gây khó chịu đối với những phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích và các rối loạn đường tiêu hóa khác. Các triệu chứng sẽ giảm dần sau 6 tháng sử dụng thuốc

4. Tác dụng phụ thuốc tránh thai 72h: gây đau đầu

Một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên Tạp chí Sản phụ khoa Mỹ cho thấy rằng khoảng 10% phụ nữ cảm thấy đau đầu trong vòng một tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên tác dụng phụ này sẽ sớm biến mất khi cơ thể đã thích nghi với thuốc.

5. Tác dụng phụ thuốc tránh thai khẩn cấp 120h: Gây thèm ăn

Có thể hormone estrogen và progestrogen làm bạn cảm thấy đói và luôn luôn thèm ăn. Tuy vậy, giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra bằng chứng xác thực nào chứng minh cho điều này.

6. Tác hại thuốc tránh thai khẩn cấp: Nhiễm trùng nấm men

Tiến sĩ Ross giải thích rằng điều này có thể là do những thay đổi trong việc sử dụng băng vệ sinh và tình trạng chảy máu do tác dụng phụ của thuốc tránh thai gây ra. Hãy đến gặp bác sĩ để được kê loại thuốc tránh thai khác thích hợp hơn và giải quyết triệt để tình trạng nhiễm trùng.

19 Tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể bạn chưa biết

7. Tác dụng của thuốc tránh thai gây thay đổi tâm trạng bất thường

Đây vẫn còn là một vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Đối với một số phụ nữ có tiền sử bệnh lý về thần kinh như trầm cảm, lo lắng, mất ngủ, thuốc tránh thai có thể khiến các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, một số khác được đánh giá rằng việc dùng thuốc tránh thai lại giúp cải thiện tình trạng rối loạn tâm lý trên.

8. Thuốc tránh thai ảnh hưởng sức khỏe: Gây cục máu đông

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai thế hệ mới thường gây ra các cục máu đông nhiều hơn thuốc thế hệ đầu. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về hiện tượng này. Hãy kiểm tra định kỳ với bác sĩ phụ khoa và đảm bảo rằng những cục máu đông vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Điều này không gây nguy hiểm cho bạn.

9. Tác hại của thuốc tránh thai loại 1 viên: Nám mặt

Báo cáo từ viện da liễu cho thấy thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bị nám da mặt của phụ nữ. Đây hẳn là một tin không vui đối với phái đẹp. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng điều này có nhiều khả năng xảy ra ở những phụ nữ có tiền sử gia đình có vấn đề về da. Nếu muốn giữ gìn làn da trắng mịn, bạn có thể chuyển sang đặt vòng tránh thai.

10. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Giảm ham muốn tình dục

“Một số phụ nữ tham gia khảo sát thừa nhận họ bị giảm ham muốn tình dục khi sử dụng thuốc tránh thai”- tiến sĩ Ross nói. Nhưng cô cũng chỉ ra rằng đó là hậu quả của những tác dụng phụ của thuốc tránh thai khác như đau ngực hay đầy hơi. Chắc chắn không ai có thể ham muốn ân ái khi cơ thể mệt mỏi và toàn thân đau nhức. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau khoảng 9 tháng sử dụng thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe phụ nữ

11. Giảm nguy cơ mắc ung thư

Một đánh giá năm 2011 của các nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa kiểm soát sinh đẻ và nguy cơ ung thư cho thấy tỷ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung và buồng trứng giảm từ 30 đến 50% ở phụ nữ không có tiền sử HIV hoặc HPV.

12. Giảm hiện tượng chuột rút

Thuốc tránh thai giúp điều tiết lượng estrogen và progestrogen trong cơ thể trở về trạng thái cân bằng, vì vậy chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ đều đặn hơn. Chứng đau bụng kinh biến mất và bạn sẽ được trải qua những ngày đèn đỏ nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Đó là một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai tuyệt vời với chị em phụ nữ.

13. Da đẹp hơn

Khi cơ thể được cân bằng giữa nội tiết tố nữ (estrogen và progestrogen) và nội tiết tố nam (androgen), tỷ lệ xuất hiện mụn trứng cá trên da mặt sẽ giảm đáng kể.

14. Cải thiện tâm trạng

Một số phụ nữ có tiền sử về các vấn đề về cảm xúc phát hiện rằng thuốc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ. Nhưng những người khác lại cho rằng thuốc tránh thai có thể giúp tăng cảm xúc hưng phấn và cải thiện tâm trạng lo âu. Đối với nhiều phụ nữ, tác dụng phụ của thuốc tránh thai chính là liều thuốc hữu hiệu giúp giảm trầm cảm.

15. Cơ dây chằng khỏe hơn

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai mới được phát hiện gần đây có liên quan đến tỷ lệ chấn thương đầu gối thấp hơn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan này khi phát hiện ra lượng estrogen quá cao có thể làm suy yếu cơ dây chằng của phụ nữ. Trong khi đó, thuốc tránh thai giúp điều hòa lượng estrogen trong cơ thể.

19 Tác dụng phụ của thuốc tránh thai có thể bạn chưa biết

16. Ít biến chứng do thiếu máu

Các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và các trường hợp thiếu máu xảy ra ít hơn. Khi mắc chứng thiếu máu, nồng độ sắt và phân tử protein hemoglobin trong máu đều sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, thuốc tránh thai giúp cải thiện hai yếu tố trên.

17. Ít đau hơn khi quan hệ tình dục

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai này thật tuyệt vời khi có thể giúp phụ nữ “ướt át” hơn ở vùng kín. Điều này dĩ nhiên giúp ích rất nhiều trong tình dục. Bạn sẽ có cuộc sống chăn gối dễ dàng và ít đau hơn.

18. Tác dụng tránh thai tuyệt vời

Chắc chắn không thể bỏ qua tác dụng chính tuyệt vời của loại thuốc này. Giúp phụ nữ thoát khỏi gánh nặng mang thai ngoài ý muốn chính là lý do cho sự ra đời của thuốc tránh thai. Chỉ cần bạn nhớ uống thuốc đều đặn và đúng giờ, khả năng tránh thai của thuốc có thể lên tới 98%.

19. Thay đổi hình mẫu đàn ông

Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy sự liên quan hấp dẫn giữa việc sử dụng thuốc tránh thai và sở thích của phụ nữ đối với hình mẫu đàn ông lý tưởng của họ. Theo một số bằng chứng, việc dùng thuốc tránh thai có thể khiến phụ nữ có xu hướng chú ý đến những người có học thức hơn là chỉ đơn thuần hấp dẫn về ngoại hình.

Bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng có lợi ích và tác dụng phụ. Thuốc tránh thai là một trong những phương pháp tiên tiến và tiện lợi nhất của khoa học. Nếu bạn không may gặp phải tác dụng phụ của thuốc tránh thai, hãy bình tĩnh và chờ đợi khoảng 3 tháng để cơ thể thích nghi với các thay đổi. Và Tiin360 khuyên bạn nhớ đến gặp bác sĩ ngay nếu xảy ra bất kỳ hiện tượng bất thường nào.

Leave A Reply

Your email address will not be published.