Xuất khẩu tôm: Nhiều cơ hội, lắm thách thức!
Xuất khẩu tôm đang là một trong những ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển.
Xuất khẩu tôm đang là một trong những ngành kinh tế giàu tiềm năng phát triển. Nhưng làm sao để con tôm Việt có thể tạo được chỗ đứng vững mạnh trên thị trường quốc tế? Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức cho bà con nông dân của nước ta.
Sơ bộ tình hình xuất khẩu tôm của nước ta vào nửa đầu năm 2019
Trong nửa đầu năm 2019, EU vẫn đóng vai trò là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Dù vậy, số lượng tôm xuất khẩu sang EU vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi kể từ đợt suy giảm vào cuối năm 2018.
Cùng thời gian này, việc xuất khẩu tôm sang Hà Lan và Đức cũng bị giảm lần lượt 47,5% và 16,6% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng hạn mức xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng giảm khoảng 18%.
Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu tôm sang Anh gặp được nhiều thuận lợi hơn với mức tăng 5%. Tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng đón nhận tin vui với mức tăng trưởng 1,4% so với cùng kỳ 2018.
Định hướng phát triển ngành tôm hùm xuất khẩu ở nước ta
Qua những số liệu thống kê có thể thấy tình hình xuất khẩu tôm ở nước ta đang gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có triển vọng thay đổi cục diện hiện tại.
Để làm được điều đó, ngành nuôi trồng thủy sản cần nâng cao chất lượng tôm nuôi trong nước. Đi kèm với đó là việc lên kế hoạch giảm thiểu chi phí cho thức ăn và vật tư nuôi tôm. Làm chủ công nghệ lai tạo tôm để không phải nhập khẩu tôm giống vốn tốn kém nhiều chi phí.
Đặc biệt, bà con nông dân còn phải giải quyết dứt điểm tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nuôi. Có như vậy chúng ta mới có thể nâng cao uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Tóm lại, hiện trạng xuất khẩu tôm của nước ta vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức. Nhưng nếu vượt qua, chúng ta sẽ có cơ hội đạt nhiều bước phát triển lớn trong tương lai.
Nguồn: Tin tức