Chuyện tình 60 năm của mẹ chồng tôi: Giản dị nhưng đong đầy hạnh phúc!

Chuyện tình 60 năm của mẹ chồng tôi

0

Có những thứ tình cảm cho đi mà không nhận lại, có những thứ tình cảm vượt lên ngưỡng của tình yêu – tình nghĩa vợ chồng, tôi đã tìm thấy thứ tình cảm đó ở mẹ chồng tôi.

Trong những ngày cách mạng, khi vùng đất Quế Phong đạn bom, máu lửa. Bố chồng tôi tình nguyện đi du kích, phục vụ cho cách mạng, mẹ chồng tôi bụng mang dạ chửa tiễn bố chồng tôi lên đường. Mẹ chồng tôi không khóc, bà thừa hiểu những giọt nước không cân, đo, đong được bằng nỗi đau cha phải xa con, vợ phải xa chồng và hiển nhiên, bà còn lại một bầy con nheo nhóc mà trong hầm không ký gạo. Sự nhớ nhung của người vợ nơi hậu phương giờ không còn ý nghĩa bằng sự giành giật giữa sự sống và cái chết của thời đạn bom . Bà lại nhịn ăn mặc để mua những bó thuốc rê, chiếc áo ấm gửi cho chồng nơi tuyền tuyến.

Rồi một ngày nọ ông về thăm nhà, nghe tiếng chó sủa dưới xóm dưới, nơi túp lều tranh bà sinh sống, bọn giặc bắn pháo sáng và đột kích đến nhà bà để bắt ông và tra tấn bà đến dã man nhưng bà quyết không khai. Bà chịu những trận đòn roi sinh tử để bảo tồn mạng sống cho ông. Rồi đất nước cũng thống nhất, ông bà lại trở về với cuộc sống dung dị đời thường.

Chuyện tình 60 năm của mẹ chồng tôi: Giản dị nhưng đầy hạnh phúc!

Ông cuốc cày, một nắng hai sương với ruộng đồng, bà lợn, gà để kiếm tiền trang trải cuộc sống, tình yêu dù đơn sơ nhưng ấm nồng tình nghĩa. Những buổi làm đồng, trong cái nắng gắt của dải eo miền Trung khắc nghiệt, bà đội chiếc nón cời, bê một tô mít hông cho ông, bà nhìn ông ăn ngon lành với ánh mắt dịu dàng và trìu mến, bà dùng tay quẹt những giọt mồ hôi còn ướt đẫm trên khuôn mặt rám nắng của ông nở nụ cười mãn nguyện và hạnh phúc. Nụ cười đã động viên ông chung tay cùng bà vượt qua những khố khó của cơm áo, gạo, tiền, vượt qua 10 lần vượt cạn và vượt lên 2 lần nỗi đau mất con vì chúng bệnh tật. Tình yêu chỉ đơn gian là thế đấy, không mãnh liệt, không nồng nàn như cơn sóng dữ cuốn phăng bờ cát trắng mà nó nhẹ nhàng, trân trọng, nghĩa tình như chính tình cảm của bà đối với ông.

Thời gian thấm thoát đã 60 mươi xuân, bà lâm bệnh nặng, căn bệnh đại trà mà người người, nhà nhà đều mắc phải. Nằm trên giường bệnh, những cơn đau cứ hành hạ lấy bà. Không, nó không cho bà lo cho ông nữa, nó tạo ra sự cách biệt giữa ông với bà nhưng bà vẫn sống. Trong cơn đau, bà gọi tên ông, dặn dò con cháu nấu cháo lòng bò cho ông (đây là món ăn ông thích) rồi bà gọi đứa này, đứa kia xem ông ăn uống thế nào, có đều đặn không… nước mắt ông ứa ra vì ông biết bà sống không được bao nhiêu ngày. Ngồi bên giường bệnh, nắm lấy đôi tay giờ đây chỉ bọc lấy xương của bà, nâng niu, biết ơn, trân trọng. Đối với ông giờ đây, ngoài con cái ra , báu vật duy nhất chỉ có là bà, từng giây, từng phút, con cái cũng đã mệt mỏi, ngủ say với những ngày chăm sóc bà, trong tiếng ếch kêu, trong cái ấm cúng của gia đình, hai người già tựa lưng vào nhau, dìu nhau hết đêm tàn. Một đêm, trong cơn mơ màng, bà gọi ông lên dặn dò đủ thứ rồi bà tắt lịm trong vòng tay ông, hai thân xác già nua, một sống, một đi, trong sự đầm ấm của con cháu, nước mắt chảy ngược.

Ba năm cứ thế trôi qua, cứ đến dịp con cháu tụ họp, vẫn thấy một cụ già cô đơn ngồi bên mộ, ông kể về bà, kể những chuyện làm đồng, chuyện chiến đấu xa nhà, kể tình nghĩa ông và bà, nước mắt tôi lại chảy.

Tác giả: Lê Thị Hạnh

Leave A Reply

Your email address will not be published.